Đánh răng bằng muối chữa
hôi miệng là phương pháp đơn giản được nhiều người thực hiện và đã thành công.
Nhưng bên cạnh đó, một số người lại không chắc chắn với giải pháp làm đẹp bằng
muối này. Để các bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới
đây. Tham khảo thông tin niềng răng trong suốt có hiệu quả không từ trung tâm nha khoa uy tín.
Nguyên nhân bị hôi miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Khoang miệng chứa rất
nhiều vi khuẩn gây ra các triệu chứng hôi miệng, vì là môi trường ẩm ướt nên vi khuẩn có nhiều điều kiện sinh sôi và
phát triển.
- Hôi miệng là do vệ sinh
răng miệng không đúng cách dẫn đến một số bệnh lý về răng miệng như viêm nha
chu, sâu răng.
Muối có tác dụng chữa hôi miệng hiệu quả*
- Những mảng bám thức ăn
còn sót lại và nằm sau trong kẽ răng, khiến việc vệ sinh gặp khó khăn. Lâu
ngày, những vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi khó chịu.
- Thường xuyên ăn những
thực phẩm có mùi nồng như tỏi, hành, gừng…
Do khô miệng
Khi lượng nước bọt có
trong khoang miệng không tiết ra đủ để làm sạch răng và giữ các chất cân bằng
có trong răng. Từ đó sinh ra một số tế bào chết ở trên nướu, lưỡi và răng khiến
cho vi khuẩn tập trung phân hủy và sinh ra mùi hôi.
Mắc một số bệnh về sức khỏe
- Viêm phổi, ung thư phổi,
nhiễm trùng phổi hay có vật lạ nằm trong mũi.
- Bị viêm đường hô hấp,
viêm phế quản, viêm xoang và viêm amygdale.
- Bệnh viêm nha chu kết hợp
với lỡ miệng và nhiệt miệng.
- Hay bị chứng trào ngược
dạ dày, bị thoát vị thực quản.
- Bị bệnh tiểu đường,
gan, thận hay do suy nhược cơ thể.
Vậy cơ chế hình thành nên mùi hôi miệng là gì?
Theo nghiên cứu mới nhất
chỉ ra rằng, hôi miệng do các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và được gọi là Volatiti
Sulfur Compounds. Ước tính có tới 400 Volatiti Sulfur Compounds các loại có
trong hơi thở của một người.
Nhưng hôi miệng chủ yếu
do 3 chất chính:
- Hydrogen sulfide (H2S):
có mùi hôi như trứng thối.
- Methyl Mercaptan
(CH3SH): có mùi rất nồng và đây là chất pha vào gas để nhận biết khi gas xì.
- Dimethyl sulfide
(CH3SCH3)
Khi các chất này kết hợp
lại với nhau trong khoang miệng, bị hòa tan cùng với nước bọt và ngấm hết vào
màng niêm trong khoang miệng thì sẽ không có mùi hôi.
Nhưng khi các chất này
có quá nhiều, lúc này nước bọt không có khả năng hòa tan hết là lúc mùi hôi và
nồng độ mùi hôi tăng mạnh thì sẽ có mùi hôi khó chịu bay ra khi ta nói chuyện.
Đánh răng bằng muối chữa hôi miệng được không?
Chúng ta đã biết, muối
là một loại gia vị không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn của gia đình. Muối
không chỉ có khả năng kháng khuẩn và sát trùng rất tốt mà còn có tác dụng trị bệnh
hôi miệng hiệu quả. Sau đây là 2 cách chữa hôi miệng bằng muối mà các bạn nên
biết.
Đánh răng bằng hỗn hợp
muối và chanh: Hỗn hợp này không chỉ có tác dụng tẩy trắng răng, lấy sạch các mảng
bám thức ăn mà còn có khả năng khử sạch những mùi hôi miệng hiệu quả. Chỉ cần
dùng hỗn hợp này đánh răng trong khoảng 2 đến 3 phút và súc miệng lại sạch với
nước sẽ cho bạn một hơi thở thơm mát.
Sử dụng hỗn hợp cồn và muối cho hơi thở thơm mát*
Lưu ý rằng, phương pháp
này chỉ nên thực hiện 2 lần/tuần vì chanh có tính axit rất mạnh, sử dụng nhiều
sẽ có khả năng làm mài mòn men răng và gây nên tình trạng ê buốt răng.
Dùng muối và cồn: Cồn
có công dụng sát khuẩn, sát trùng tốt, nên sử dụng hỗn hợp muối và cồn sẽ giúp
trị bệnh hôi miệng hiệu quả. Bạn cho một lượng cồn vừa phải ra một chiếc khăn rồi
lau qua các kẽ răng và chân răng. Sau đó chỉ cần đánh răng như bình thường với
kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối ấm loãng. Nên kiên trì thực hiện để
trị hết bệnh hôi miệng.
Chú ý, bạn chỉ nên sử dụng
cồn có nồng độ nhẹ từ 50 đến 70 để tránh gây bỏng và kích ứng tới các mô mềm
trong khoang miệng.
Trên đây là những giải
đáp cho thắc mắc đánh răng bằng muối chữa hôi miệng có thực sự hiệu quả? Mong rằng
qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được một cách chăm sóc răng miệng tốt và bảo vệ
sức khỏe hiệu quả.
NH