Cầu răng sứ là một phương pháp nha khoa hiện đại với chức năng giúp phục hồi lại răng đã mất cũng như chức năng cho răng một cách cố định. Tuy nhiên, với phương pháp cầu răng sứ này thì không phải ai cũng có thể áp dụng thực hiện được. Cầu răng sứ là gì? Khi nào thực hiện cầu răng sứ? Có nên bọc răng sứ cho răng bị mất không?

Làm cầu răng sứ là gì-1

Làm cầu răng sứ là gì?


Làm cầu răng sứ hay trồng răng bắc cầu là giải pháp phục hình răng mất dựa trên mô hình sử dụng 2 răng thật bên cạnh răng mất làm điểm tựa cho một cầu gồm 3 – 4 răng bắc qua khu vực răng mất. Nhịp cầu này có thể có nhiều hơn 4 răng nhưng độ bền cũng giảm theo tỷ lệ thuận.


Răng giả cấu thành cầu răng sứ có thể làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau như cercon, titan, emax,… tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện, khả năng tài chính và mong muốn của khách hàng. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng của nó.


Về kỹ thuật làm cầu răng, đây là cách khôi phục lại răng mất bằng một cầu răng tựa vào hai răng thật bên cạnh răng mất. Điều này có nghĩa là bạn phải dùng đến số lượng răng giả nhiều hơn số răng mất. Muốn lắp được cầu răng, bạn buộc phải mài cùi của 2 răng thật bên cạnh răng mất. Chính thao tác mài cùi này là nguyên nhân làm cho bạn thấy đau khi làm cầu răng.

Làm cầu răng sứ là gì-2

Có những loại cầu răng sứ nào?


Thiếu răng có thể khiến mọi người chú ý, khiến bạn mất tự nhiên. Cầu răng có thể lấp đầy những khoảng trống trong nụ cười của bạn, cải thiện đáng kể ánh nhìn của mọi người. Bằng cách thay thế những chiếc răng đã mất, cầu răng sứ cũng có thể giúp bạn trông trẻ hơn. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, bạn có thể lựa chọn loại cầu răng sứ như sau:


- Cầu răng sứ truyền thống: Là loại cầu răng sứ được lựa chọn nhiều nhất. Cầu răng truyền thống được hỗ trợ bởi mão sứ ở 2 đầu khoảng mất răng, răng giả thay thế cho răng mất. Để đặt loại phục hình này, nha sĩ mài nhỏ 2 răng ở 2 đầu khoảng trống mất răng, sau đó gắn cố định cầu răng sứ lên trên.


- Cầu răng sứ có cánh dán: Thường được áp dụng cho vùng răng trước. Cầu răng sứ này được tạo thành bởi răng giả và một dải kim loại. Cánh dán được cố định vào các răng trụ nằm ở 2 đầu khoảng mất răng bằng xi măng nha khoa, ở giữa là răng giả. Với loại phục hình này yêu cầu răng trụ phải thật sự khỏe mạnh.


- Cầu răng sứ nhảy: Thích hợp sử dụng cho vùng răng cửa và răng cửa bên, bởi vì những vị trí này ít phải chịu tác động của lực nhai. Cầu răng sứ nhảy tương tự như cầu răng sứ truyền thống nhưng điểm khác biệt là trụ răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở 1 bên, chứ không phải nằm ở cả 2 bên của khoảng mất răng.


Cầu răng sứ có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Tùy vào nhu cầu, điều kiện tình trạng sức khỏe và mục tiêu thẩm mỹ của bạn mà nha sĩ tư vấn cho bạn loại vật liệu làm cầu răng thích hợp nhất.

 
Top