Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Không chỉ khắc phục nhanh chóng các nhược điểm răng hô, vẩu, móm, lệch lạc… mà niềng răng mắc cài kim loại còn đảm bảo về giá thành phải chăng và an toàn.
Trường hợp nên niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha khá hiệu quả cho những khiếm khuyết răng hô, móm, thưa, lệch lạc,...:
Răng hô: Răng hô là một dạng sai khớp cắn, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Chính vì thế cần dùng niềng răng cụ thể là niềng răng mắc cài kim loại với lực chỉnh nha đều và ổn định để nắn chỉnh những chiếc răng bị hô, vẩu về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo khớp cắn và thẩm mỹ. Răng hô nhẹ thực hiện bọc răng sứ có bền không?
Răng móm: Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hàm dưới so với hàm trên. Chính vì thế niềng răng móm được xem là một trong những giải pháp chỉnh nha hiệu quả, khắc phục tình trạng khớp cắn ngược.
Răng thưa: Là tình trạng những kẽ hở của răng nằm xa cách nhau trên cung hàm, gây mất thẩm mỹ hoặc khó khăn khi ăn nhai, mảnh vụn thức ăn rất dễ bị giắt giữa các kẽ răng, khó làm sạch, trở thành ổ chứa vi khuẩn gây sâu răng, viêm nha chu.
Răng lệch lạc: Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Biểu hiện của răng mọc lệch lạc là một hoặc nhiều răng nghiêng, xoay, mọc lệch ra ngoài, lệch vào trong hay ngầm trong xương. Những trường hợp này dẫn đến sai khớp cắn, khó khăn khi ăn nhai và đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ.
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại
Giai đoạn 1: Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong miệng – ngoài mặt để bác sĩ xem xét và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng, lên kế hoạch điều trị.
Giai đoạn 2: Trước khi gắn mắc cài, bác sĩ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý như trám răng, cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu…
Giai đoạn 3: Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ điều trị tiến hành các loại gắn mắc cài khác nhau cho bạn như tách kẽ răng, lấy dấu có khâu, gắn khâu...
Giai đoạn 4: Mắc cài được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh các mắc cài để tạo lực siết di chuyển răng.
Giai đoạn 5: Ở giai đoạn này thông thường sau 3 đến 6 tuần, bác sĩ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng…
Giai đoạn 6: Đến thời gian dự kiến như trong phác đồ điều trị và bản cam kết, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài, dây cung và các khí cụ trên răng của bạn. Thời gian sau đó để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bác sĩ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để ổn định răng.
Bài viết trích nguồn tại: https://nhakhoarangtrangdep.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt