Niềng răng muốn cho hiệu quả cao không chỉ nhờ vào phương pháp thực hiện mà còn dựa vào các lưu ý khi thực hiện để cho kết quả cao nhất. Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần nhớ khi thực hiện phương pháp này.

Niềng răng dành cho mọi độ tuổi, mọi giới tính

Niềng răng là phương pháp áp dụng cho tất cả mọi đối tượng. Tất nhiên, độ tuổi từ 12-18 tuổi là có điều kiện về răng, xương răng tốt nhất nhưng không có nghĩa là ngoài độ tuổi này niềng răng không đạt hiệu quả cao. Hầu hết các trường hợp niềng răng ở tuổi trưởng thành do khi còn nhỏ không có điều kiện chỉnh nha hoặc đã chỉnh nha nhưng không đeo hàm duy trì dẫn đến răng xô lệch trở lại. Điều cần lưu ý khi niềng răng ở tuổi trường thành là kiểm tra kỹ sức khỏe nướu, các hiện tượng tiêu xương có xảy ra và cần đến phẫu thuật hay không.

Niềng răng không chỉ để hàm răng thẳng và đều đẹp

Không chỉ giúp hàm răng thẳng và đẹp mà niềng răng mắc cài tự đóng còn làm chuẩn khớp cắn khi chỉnh nha. Thẩm mỹ quan trọng nhưng khớp cắn còn mang ý nghĩa lớn hơn. Khớp cắn là cách mà răng hàm trên và dưới chuẩn khít với nhau khi bạn đóng và mở miệng, giúp bạn phát âm chuẩn, nhai cắn không gây đau và nghiêm trọng hơn là triệu chứng nhức thái dương hàm TMJ.

Hiệu quả sau khi niềng răng

Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng không?

Điều này còn tùy thuộc vào vị trí mất răng của bạn. Trong vài trường hợp, mất răng có thể dẫn đến việc tăng thời gian niềng răng (nhưng không đáng kể) hoặc bạn phải nhổ thêm răng để cân chỉnh số lượng răng cần làm thẳng. Tuy nhiên, những trường hợp này không nhiều.

Niềng răng có đau không?

Thông thường, niềng răng cho cảm giác hơi ê và khó chịu trong 2-3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên cảm giác này sẽ giảm dần và quen dần theo thời gian, cho đến lúc bạn chứng kiến được sự thay đổi tích cực của răng như răng đều đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn…Bạn nên sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để làm cơn đau nhức thuyên giảm. Nếu tình trạng không đỡ, chúng mình có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Ăn uống trong khi niềng răng

Sau khi niềng răng, chúng ta chỉ nên ăn những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng. 

Không nên ăn các thức ăn dẻo, có độ bám dính cao

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý, tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng…bởi chúng cũng có thể làm đứt dây cung niềng răng hoặc ảnh hưởng đến lực kéo của dây niềng. 

Đối với những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như táo hoặc cà rốt, chúng mình có thể cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn. Bạn cũng nên cắt giảm đồ ngọt, các loại thực phẩm có đường và tinh bột vì chúng dễ sinh ra axit gây sâu răng cũng như phát triển các bệnh về lợi.


Vệ sinh và chăm sóc răng niềng

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng cần được quan tâm kĩ hơn, vì thức ăn rất dễ bám vào mắc cài, dây cung. Việc đánh răng đối với những người niềng răng vô cùng quan trọng và phức tạp hơn rất nhiều so với những người khác. Do đó bạn cần hết sức chú ý tới việc đánh răng sau khi niềng. Nên dùng bàn chải mềm cùng kem đánh răng có chứa fluor, đánh lần lượt từ dưới lên và từ trên xuống.

Để có thể làm sạch thức ăn giữa các kẽ răng, các bạn nên dùng chỉ nha khoa, đưa dây chỉ qua niềng một cách nhẹ nhàng để làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi.

Thực hiện tốt những lưu ý này, việc niềng răng của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và không phải lo lắng nữa. Sau một liệu trình thực hiện từ 1-3 năm, hàm răng của bạn sẽ có sự cân chỉnh và phù hợp hơn.

 
Top